Nickerson Beach ở New York City chụp hình mấy con shore birds.
NTP
2/ Chim mò sò (Oyster-Catcher)
Chim to hơn Yến biển, dài chừng 40 - 50cm, lông đen tuyền hoặc nâu sẫm phần trên còn dưới bụng thì màu trắng, chân cao màu hồng, mỏ dài, to, khoẻ màu đỏ cam cấu tạo đặc biệt để kẹp sò và đập vở vỏ để ăn được phần thịt bên trong. Tùy vào nơi sinh sống chúng có thể ăn ấu trùng sâu bọ, trùng đất cho đến hải sản nhỏ như cua, tôm, cá, sò, chem chép...Chim này theo chế độ 1 vợ 1 chồng, chung tình, song đôi nhau có khi đến 20 năm. Con mái đẻ 2-3 trứng và thường ấp trong khi con trống đi tìm mồi và lo canh giử ổ của chúng. Tôi chụp được hình con trống chạy lăng xăng từ ổ trên bải cát xuống biển để mò sò, mò cua về nuôi con thật dể thương như hình ở dưới:
3/ Chim xúc cá (Skimmer)
Đây cũng là chim cùng họ với loại Hải Yến, sở dĩ gọi xúc cá vì mỏ chúng cấu tạo thật đặc biệt: hàm dưới dài hơn hàm trên thật rõ. Điểm thích nghi nỗi bật này giúp chúng bắt cá theo một cách độc nhất vô nhị bằng chuyện bay nhanh đồng thời rà mỏ sát mặt nước để xúc những chú cá nhỏ kô kịp trốn thoát. Lợi thế là cấu tạo con ngươi của chúng ở dạng khe hở để thấy rõ được chiếc mỏ dài khi đang bay, nên xúc cá khó mà sai sót.
Chim trống như báo cho vợ biết đứa con mới nở đã nằm bất động dưới chân nó!
Rồi cả nhà và hàng xóm đều đồng loạt cất tiếng kêu thảm thiết.
NTP
Thưa các bạn,
Tuần rồi tôi đến Nickerson Beach ở New York City chụp hình mấy con shore birds.
Tại đây ngoài sea gull ra chủ yếu là nơi sinh sản của 3 giống chim được bảo vệ tối đa trong khu vực được bao bọc bởi rào thưa, cao và có trương bản cấm xâm phạm hẵn hoi, chúng gồm:
Hải yến (Én biển = Tern)
Chim Xúc cá (Skimmer)
Chim mò sò (Oyster-catcher) na ná như đại sứ csvn Lê văn Bàng thuở nào ấy. (Nếu đã quên chuyện này thì click vào chử màu xanh mà xem nha).
Ba loại chim này đẻ trứng ngay trên cát mà chẵng cần lót ổ thường như các chim khác, do đó bải biển cát cùng những lùm cây nhỏ sát bờ nước là nơi thuận tiện để chúng sinh sôi, ấp trứng và nuôi con cho tới lớn sẵn mồi là hải sản dưới biển cận kề (và chưa bị nhiểm chất thải Formosa).
1/ Hải yến nhỏ con nhất trong đám này với cái đuôi dài, chẻ đôi, lông trắng xám, mỏ và chân màu đỏ cam, đặc biệt trên đầu có chiếc nón màu đen xuống qua dưới mắt nên khó lòng mà thấy mắt của chúng. Chim dài chừng 30cm, gốc từ Bắc cực nhưng thường di cư xuống mạn Nam khi vượt qua 70,000 km đi và về mỗi năm như vậy. Đời sống chim khá dài (có con đến 30 tuổi). Cũng như én thường: chúng bay lượn rất nhanh khó bắt đứng chúng. Khi xớt cá, én biển đâm từ trên cao xuống mặt nước ở một góc 90 độ rồi nổi lên và nằm đó một lúc mới cất cánh bay đi. Dĩ nhiên chúng chỉ bắt cá nhỏ đủ nuốt và đủ cho con chúng ăn một cách dể dàng như ảnh dưới:
2/ Chim mò sò (Oyster-Catcher)
Chim to hơn Yến biển, dài chừng 40 - 50cm, lông đen tuyền hoặc nâu sẫm phần trên còn dưới bụng thì màu trắng, chân cao màu hồng, mỏ dài, to, khoẻ màu đỏ cam cấu tạo đặc biệt để kẹp sò và đập vở vỏ để ăn được phần thịt bên trong. Tùy vào nơi sinh sống chúng có thể ăn ấu trùng sâu bọ, trùng đất cho đến hải sản nhỏ như cua, tôm, cá, sò, chem chép...Chim này theo chế độ 1 vợ 1 chồng, chung tình, song đôi nhau có khi đến 20 năm. Con mái đẻ 2-3 trứng và thường ấp trong khi con trống đi tìm mồi và lo canh giử ổ của chúng. Tôi chụp được hình con trống chạy lăng xăng từ ổ trên bải cát xuống biển để mò sò, mò cua về nuôi con thật dể thương như hình ở dưới:
3/ Chim xúc cá (Skimmer)
Đây cũng là chim cùng họ với loại Hải Yến, sở dĩ gọi xúc cá vì mỏ chúng cấu tạo thật đặc biệt: hàm dưới dài hơn hàm trên thật rõ. Điểm thích nghi nỗi bật này giúp chúng bắt cá theo một cách độc nhất vô nhị bằng chuyện bay nhanh đồng thời rà mỏ sát mặt nước để xúc những chú cá nhỏ kô kịp trốn thoát. Lợi thế là cấu tạo con ngươi của chúng ở dạng khe hở để thấy rõ được chiếc mỏ dài khi đang bay, nên xúc cá khó mà sai sót.
Chim mái đẻ 3-5 trứng mổi lần và có nhiệm vụ nằm ấp trong khi chim trống đi tìm mồi và bảo vệ tổ.
Trong lần vừa qua tôi thấy chúng làm tổ cạnh nhau từng cặp từng cặp.
Có 1 cặp này:
Chim trống như báo cho vợ biết đứa con mới nở đã nằm bất động dưới chân nó!
Rồi cả nhà và hàng xóm đều đồng loạt cất tiếng kêu thảm thiết.
Chim muông cũng có tình cảm, cũng thương con như người mà thôi.
GLN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét