Kỷ Niệm Với Anh Vân
Tôi với anh quen nhau từ năm 1971 khi tôi ôm ba lô quần áo nhập ngũ những ngày đầu vào huấn nhục trong Trường Quân Y. Khóa Quân Dược năm đó chỉ có 4 người thi vào từ năm thứ Hai Dược Khoa. Lúc đứng trong đội hình tân sinh viên tôi thấy một anh thấp người, lanh lợi bọn tôi chưa hề biết mặt trong lớp Dược. Sau giờ huấn luyện, tôi vỗ vai anh hỏi, bạn mình từ đâu về mà cả đám SV tụi tui không biết ? Anh cười ha hả, tui là sĩ quan trợ y từ Phan Rang, dân Thủ Đức khóa 2/68 đây nè. Là sĩ quan trợ y gốc cựu sv Dược năm thứ nhất nên anh được đương nhiên nhận vào SVQY Hiện Dịch mà không qua thi tuyển như 4 đứa tôi ( Lộc-Năng-Phú-Hùng ). Bọn tôi thân nhau từ đó, cho đến cuối năm thứ Năm ra trường thì mỗi người mỗi nẻo.
Anh là người vui tính, giao thiệp rộng rãi được nhiều bạn bè quý mến, đặc biệt là bạn gái Dược Khoa các lớp dưới. Có lần tán dóc chuyện bồ bịch yêu đương tôi ghẹo anh :” Nè ông già - ảnh lớn hơn tôi 6 tuổi - sao không kiếm một mối tình vắt vai mà cà rỡn hoài vậy cha nội ?” Ảnh cười hì hì nói, khỏi lo, thầy coi số tui sau này giàu lắm, tui sẽ lấy vợ trễ, mỗi lần có 1 đứa con là giàu thêm, tui sống tới tám, chín chục tuổi mới chết, lo gì bạn ơi !
Sau biến cố 75 tụi tôi trôi dạt khắp nơi. Ảnh đi cải tạo 2 năm được về, thường xuyên chạy vô nhà tôi ở Gò Vấp hỏi thăm tin tức. Đến năm 79 tôi về, ảnh nghe tin đạp xe vô gặp, nói ba điều bốn chuyện ảnh kéo tôi ra sân, nhét vô tay tôi tờ giấy 20 đồng, tui cho bạn xài đỡ, ráng kiếm việc làm để tụi nó khỏi lùa đi kinh tế mới khổ lắm. ( Thời điểm đó lương công nhân viên như ảnh mỗi tháng được 70 đồng ! ). Có lần qua công ty Dược cấp 1 lãnh thuốc cho đơn vị, lúc xuống kho thuốc do ảnh phụ trách, cô dược tá nói chờ chút xíu, anh dược sĩ cuốc đất tưới rau xong sẽ vô ký hóa đơn. Tưởng cổ nói chơi, hóa ra thiệt. Tôi bước ra bên hông kho thuốc thấy lão mặc áo quần kaki xanh của lính, ống cao ống thấp đang cào cào xới xới mấy luống rau muống. Lão cắt nghĩa:” Đói thì phải cuốc bạn ơi. Mỗi ngày tôi đạp xe đi làm chở theo 2 con gà con trong giỏ đựng cơm. Chiều về lấy 1 cái thùng phế thải gỗ nẹp bỏ 2 con gà vô, ra khỏi cổng mấy thằng bảo vệ không bắt được vì thùng đựng gà, vậy là mỗi ngày mình có củi chụm khỏi tốn tiền mua củi. Mình có rau ăn khỏi cần đi chợ. Đất trống minh mông tội gì không làm ?”
….Bạn nào đã sống ở VN thời điểm từ 75 đến 85 ắt biết rõ gạo châu củi quế khổ sở ra sao.
Bẵng đi ba, bốn năm không gặp, một bữa chiều tối chạng vạng mưa rả rích, nghe tiếng gõ cửa chạy ra mở thì thấy anh mặt mũi dáo dác, áo quần kaki rách gối tiều tụy, dắt chiếc xe đạp cũ đứng chờ. Anh dựng xe trước thềm hỏi tôi, ghé thăm vợ chồng bạn chút xíu có nguy hiểm gì không ? Anh kể, anh đi vượt biên 2 lần đều bị bắt lại. Lần thứ nhất bị giam, thừa lúc đi lao động ngoài ruộng anh bỏ chạy, tụi nó phát hiện ra nổ mấy phát súng không trúng nên thôi không rượt theo, anh thoát. Khi trở vô công ty làm việc, thấy anh đầu trọc lóc, cán bộ hỏi lý do, anh trả lời, tui bịnh gần chết cả nửa tháng nay, cạo đầu cầu nguyện mới hết bịnh bữa nay vô làm lại, tiền vàng đâu có mà vượt biên ? Tầm phào !….
Rồi anh lại vượt biên lần 2, lại dính chấu !
Lần này tụi nó nhốt anh phòng riêng có song sắt cửa nẻo đàng hoàng, khỏi đi lao động. Mỗi ngày thằng lính gác tù đưa cơm qua khe cửa cho anh. Ăn xong, anh dùng muỗng và ngăn cà mên đào đất dưới phòng giam. Kiên nhẫn hì hục một thời gian dài anh đào được đường hầm nhỏ qua chưn tường thông ra ngoài, lớn chỉ vừa đủ vóc người nhỏ con ốm đói như anh chui lọt. Chờ tới tối lúc tụi canh tù bận giao ban đổi gác, anh ráng bò vô đường hầm lết ra ngoài. Vừa chui lên mặt đất anh vướng rào kẽm gai rách áo sướt da. Bò qua khỏi rào thì tụi lính canh tù phát hiện bóng đen của anh, tụi nó rượt theo bắn chỉ thiên tới tấp. Anh nghĩ trước sau gì cũng chết, anh lao đầu chạy thẳng ra rừng bất kể tới đâu. Vừa chạy vừa nghỉ để nghe ngóng tiếng kẻng báo động khua vang rền từ trại tù hối thúc rượt đuổi kẻ vượt ngục….
Trời mờ sáng, anh ra tới đường rầy xe lửa, núp vào bụi rậm chờ chuyến xe chở củi xình xịch chạy tới, anh đu lên về được gần ga Bình Triệu thì nhảy xuống chạy tới nhà một bạn thân ngủ qua đêm đó. Không dám về nhà vì sợ bị truy nã, anh mượn xe đạp của người bạn chạy một vòng coi tình hình rồi ghé thăm tôi. Hôm đó trời chuyển mưa lớn hột, hai đứa tôi ngồi trong góc nhà khép cửa nói chuyện kín đáo. Hỏi anh có muốn trú ngụ tạm vài bữa thì tôi sẽ thu xếp chỗ ngủ cho anh, anh lắc đầu từ chối, anh nói, vợ chồng bạn có con nhỏ tôi không muốn tụi công an khu vực làm phiền, tui ghé thăm vợ chồng bạn chút xíu rồi dông luôn chắc lâu lắm mới gặp lại…..Nhớ lại lúc còn ở trường Quân Y, cuối tháng lãnh lương xong hai thằng hay kéo nhau đi nhậu bia ở ngã sáu Nguyễn Tri Phương, tôi bước ra sân kêu chục hột vịt lộn vừa gánh ngang nhà, ba đứa tôi ngồi ăn ngon lành như chưa từng bao giờ được ăn như vậy. Xong xuôi anh đứng dậy từ giã vợ chồng tôi ra đi cho đến 10 năm sau mới gặp lại khi anh trở về thăm gia đình….
………………
Từ Mỹ về VN sau hơn chục năm lăn lóc kiếm ăn nơi xứ lạ con người anh đổi khác. Anh đến nhà thăm tôi, lần này thì trắng trẻo đầy đặn, quần áo chim cò sặc sỡ, nhưng nét mặt anh lặng lẽ buồn buồn, khi nói chuyện anh không còn hài hước vui vẻ như thời sinh viên vô tư lự . Anh kể, chục năm đầu ở Mỹ anh làm quần quật không ngơi nghỉ, lao động tay chân, may thuê may mướn lậu được trả công 3 đồng/giờ chui rúc dưới basement. Rồi tiến lên một bước, anh làm công nhân chuyển thực phẩm cho hãng máy bay, nhờ vậy mỗi ngày có bữa ăn đầy đủ không phải trả tiền. Rồi anh được bạn bè giúp cho làm technician ở nhà thuốc tây, từ đó tiến dần lên học thi lấy license để cuối cùng trở lại nghề cũ ở Florida. Tôi xin nghỉ phép 2 ngày xách Honda đưa anh đi khắp nơi gặp lại bạn cũ. Anh tâm sự, ráng cày thêm chục năm nữa dành dụm kha khá về VN mua đất cất nhà sống những ngày cuối đời với những người thân trên mảnh đất thân yêu quen thuộc. Xứ Mỹ này buồn chán lắm, ai cũng lo đi làm ai cũng có một gia đình để lo toan để thương yêu. Những người độc thân như anh chỉ biết vui với công việc, với bạn bè, nhưng rồi mai kia nằm xuống, thì “ …Triệu người quen có mấy người thân, khi xa đời có mấy người đưa..”. Bài ca anh hay hát ấy h óa ra vận vào cuộc đời anh. Hôm qua, thứ Ba 29 tháng 10, tôi đi kiểm tra sức khỏe với người BS mới. Huyết áp dao động bất ngờ, systolic nhảy lên 158 rồi xuống 126 rồi phải chấp nhận ở khoảng 137 sau khi thay 3 máy đo khác nhau, đo cả trên 2 cánh tay.
Tôi linh cảm có chuyện bất thường sắp đến.
Chiều tối đang check mail thì bất ngờ nhận hung tin về anh qua người bạn cũ ở lớp DKSG, chị Phương Đoài cũng đang sống ở Florida. Tôi đọc mail cho nhà tôi nghe. Nhà tôi bàng hoàng, tôi thì thấy lòng chùng xuống nặng trĩu. Dẫu biết rằng đường đi của mỗi người cũng sẽ tới lúc đến nơi, nhưng sao vẫn thấy xót xa cho kẻ sống đơn độc, quần quật cả đời để rồi chết lẻ loi lạnh lẽo trong bệnh viện không một người thân bên cạnh.
Mấy năm trước có lần viết thư cho anh tôi khuyên anh cứ thư giãn bình tĩnh sống. Tôi đọc anh nghe mấy câu thơ của Trần Mộng Tú :
Sách có in trăm cuốn
Đắp mặt chỉ một trang
Thơ có viết ngàn hàng
Còn lại chỉ một hàng
Một hàng nằm thẳng tắp
Trên giá gỗ song song :
………………
“ Xử thế nhược đại mộng “.
Đêm nay nghĩ tới anh, nghĩ tới bao kỷ niệm từ thời sinh viên trai trẻ, tôi thấy bồn chồn không chợp mắt nổi. Bây giờ là 3 giờ sáng thứ Tư 30 tháng 10, anh đã ra đi được chừng 24 tiếng, cũng khá xa rồi, xa hẳn cõi tục lụy đa đoan mà anh suốt đời vất vả với nó, vất vả từ lúc 9,10 tuổi đã phải lao động nặng nhọc với gia đình kiếm sống sau khi người mẹ qua đời. Trong nỗi nhớ về người bạn cũ từ gần 50 năm nay, tôi thấy anh đang tươi cười trên cao trong lúc bao người thân đang bắt đầu nhỏ từng giọt nước mắt, nước mắt xót xa cho anh hay nước mắt hối hận ? Giọt nước mắt đau buồn hay giọt nước mắt ăn năn ? Giọt nào sẽ đi theo anh về cõi vô cùng để rồi tan biến theo theo năm tháng vô tận phía trước ?
TT.HÙNG
Them mot tam hinh cua Tran Minh Van trong dip Hoi Ngo 40 Nam chup voi Vu Nga Dung dang hat cho ban be nghe. Co ai con nho VND da hat ban gi vao dip nay khong ha.
Nhiều khi đây là hiện tượng đối lưu trong tâm lý học mà các thi “sởi” đã “văn hoa” rằng:
Cười là tiếng khóc khô không lệ ...
Bây giờ cho dù có:
“ Đập cổ kính ra tìm lấy bóng,
Xếp tàn y lại để dành hơi “
thì cũng chỉ là tự an ủi mà thôi !
Bởi vậy tự điển ngôn ngữ nhân loại mới có mấy chữ “ÂN HẬN / HỐI TIẾC” !
Bây giờ không biết Trần Minh Vân đã hết khổ chưa hay vẫn còn vương vấn với những gì chưa hoàn tất !
Sáng nay gọi phone cho Vợ ( cũ ) của TMV, sau khi chia buồn ( theo thủ tục đời thường ), tôi đã nói:
“ Chị và Gia Đình cần bình tĩnh để mọi việc được ổn thỏa. ĐIỀU CẦN LÀ PHẢI LÀM THEO ĐÚNG DI CHÚC CỦA Trần Minh Vân để Anh ấy được mãn nguyện. Đây là cơ hội cuối cùng cho Chị để bày tỏ tình yêu dành cho Anh Trần Minh Vân”.
Bạn Trần Minh Vân ĐÃ CÓ SẴN LUẬT SƯ BÊN ĐÓ RỒI ! Bạn ấy chu đáo thật!
Trần Đình Ba
Sent from my iPhone
Begin forwarded message:
Anh Hung than men,anh viet ra hay nen Chung rat xuc dong va nho lai nhung ky niem khi Chung lam viec tai Cong Ty Duoc Pham Trung Uong II cung voi anh Van, Son ,anh Thach,Kim Cuc,Soan .
Luc do anh Van lam thu kho va trong vuon rau tren bai dat trong ben canh nha kho.
Chung con nho nhu in vuon rau cua anh ngay do voi luong rau muon va rau ram xanh muot.Chung rat thich den ngam vuon rau cua anh va chuyen tro voi anh cho vui.Anh hay noi tieu lam tuc cuoi lam.
Va anh di vuot bien may lan khong thanh,co lan anh tro ve dau troc.Thoi gian sau anh khong con lam viec o Cong ty va cung bat tin anh tu do...Cho den khi Chung duoc biet anh den My va nghi anh da tim duoc mien dat hua,anh da co nhung nam thang hanh phuc sau khi da trai qua bao nhieu gian nan o VN.
Nhung qua nhung loi ke cua anh Hung ,Chung cang thay cam phuc va thuong tiec anh hon.Cam on anh Hung .Kim Chung.
Được gửi từ iPad của tôi
Vào ngày 30 thg 10, 2019, lúc 5:45 SA, Hung Tram <tram197@gmail.com> đã viết:
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét